NGÀNH NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM ĐI NGƯỢC VỚI THẾ GIỚI

11:39 06/08/2018
NGÀNH NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM ĐI NGƯỢC VỚI THẾ GIỚI

Hơn 42% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI cam kết được cấp phép trong 11 tháng đầu năm 2017 chính là đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh, phân phối điện. Trong đó đáng chú ý, cả 3 dự án được cấp phép thuộc lĩnh vực này đều là về xây dựng nhà máy nhiệt điện than.

Cấp phép 3 dự án BOT nhiệt điện than

Bên cạnh tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN, đơn vị chủ lực trong việc thực hiện đầu tư và phát triển nguồn điện, Chính phủ đã và đang từng bước phát triển thị trường điện nhằm khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào những công trình nguồn điện theo hình thức BOT, tức là xây dựng - vận hành - chuyển giao.

Theo như báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án nhiệt điện Vân Phong 1 (ở Khánh Hòa) có vốn đăng ký là 2.58 tỉ đô la Mỹ đã được cấp phép đầu. Dự án nhà máy nhiệt điện than này có công suất 1,320 MW và sẽ được phát triển ở khu vực Nam Vân Phong, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa. Đây cũng là dự án do chính tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đưa ra đề xuất đầu tư từ năm 2006 và được Chính phủ phê duyệt triển khai theo hình thức BOT vào năm 2009. Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc, trong đó có việc đàm phán hợp đồng BOT, cũng như là  cần phải thẩm định dự án... do đó  chậm được cấp phép.

Phối cảnh nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1

Như vậy chỉ trong năm 2017, có đến 3 dự án nhiệt điện BOT đã được cấp chứng nhận đầu tư, trong đó lớn nhất là dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 tại tỉnh Thanh Hóa với tổng số vốn đăng ký trên 2.79 tỉ đô la Mỹ. Theo đó, dự án này sẽ được thực hiện tại khu kinh tế Nghi Sơn do chính Tổ hợp nhà đầu tư Marubeni - Kepco làm CĐT, có tổng công suất là 1,200 MW, bao gồm hai tổ máy 600 MW. Theo đúng kế hoạch, dự án sẽ được vận hành thương mại vào năm 2022 cùng với sản lượng điện năng phát mỗi năm khoảng 8.1 tỉ kWh và sử dụng than nhập khẩu.

Một dự án khác là nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 có tổng vốn đầu tư là 2.07 tỉ đô la Mỹ, do nhà đầu tư Singapore thực hiện, công suất đạt được khoảng 1,109 MW. Theo dự kiến, dự án sẽ được triển khai ở xã Hải Châu và Hải Ninh, huyện Hải Hậu thuộc tỉnh Nam Định. Dự án này sẽ bao gồm 2 tổ máy với công suất đạt khoảng 554.7 MW cho mỗi tổ máy.

Theo như Cục Đầu tư nước ngoài, cả 3 dự án này nằm trong Top 5 dự án có nguồn vốn đăng ký cao nhất năm 2017, với tổng vốn là 8.37 tỉ đô la Mỹ, giúp đưa lĩnh vực sản xuất và phân phối điện đứng ở vị trí thứ hai trong số những ngành, lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI nhiều nhất, chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo.

Không chỉ 3 dự án lớn trên, từ năm 2016 đến nay, có nhiều dự án nhiệt điện than với quy mô đầu tư lên đến hàng tỉ đô la cho từng dự án được đề xuất hay chấp thuận chủ trương đầu tư.

Theo thống kê, trên khắp cả nước có 21 nhà máy nhiệt điện than hiện đang vận hành và cung cấp đến gần 40% sản lượng điện cho cả nước.

Việc xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than được lý giải do bởi tiềm lực xây dựng các nhà máy thủy điện gần như đã được khai thác triệt để; trong khi nguồn năng lượng sạch, tái tạo thì chi phí đầu tư ban đầu còn khá cao. Ngoài ra, nhiệt điện khí cho ra giá điện đắt gấp 2 lần giá nhiệt điện than...

Ngược với xu thế

Không ít ý kiến cho rằng ngành năng lượng trong nước hiện đang đi ngược chiều với xu thế trên thế giới khi phát triển thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than. Bởi, sau hơn một thập kỷ phát triển bùng nổ thì công suất điện than thế giới đã và đang giảm đáng kể từ năm 2016.

Theo báo cáo khảo sát của Hệ thống giám sát những nhà máy điện than toàn cầu vào tháng 30/2017 từ mạng lưới nhà nghiên cứu toàn cầu CoalSwarm và tổ chức môi trường Sierra Club, Mỹ, giai đoạn từ tháng 01/2016 đến tháng 01/2017, công suất điện than thuộc nhóm dự án tiền xây dựng đã giảm 48%, nhóm dự án đã khởi công giảm đến 62% và công suất từ nhóm các nhà máy bị tạm dừng hoạt động đã tăng lên 164%.

Nguyên nhân: do chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ - 2 quốc gia có lượng xả thải hàng đầu, đã ban hành nhiều biện pháp mạnh nhằm hạn chế việc phát triển nhiệt điện than.

Cụ thể là tổng công suất điện than được cấp phép để xây dựng tại Trung Quốc trong năm 2016 giảm 85% so với năm 2015. Đáng chú ý, vào tháng 03/2017, tổ máy cuối cùng thuộc nhà máy điện Hoa Năng ở Bắc Kinh đã chính thức bị đóng cửa, đưa thủ đô Trung Quốc trở thành đô thị đầu tiên nước này chấm dứt việc sử dụng năng lượng điện từ than đá.

Ấn Độ cũng trong giai đoạn giảm phát triển nhà máy điện than. Theo như kế hoạch, ít nhất là đến năm 2027, Ấn Độ sẽ không tăng thêm công suất điện than, trừ những dự án hiện đang xây dựng. Bên cạnh đó, quốc gia này hiện cũng đang tham gia vào cuộc cách mạng năng lượng mặt trời, với mức đấu giá sản xuất điện thấp hơn, rẻ hơn giá điện than trên 50%. Nhiều nhà máy nhiệt điện (phần lớn là điện than) ở Ấn Độ giờ đây cũng đang trong tình trạng ngừng hoạt động hoặc chỉ hoạt động ở mức tối thiểu.

Những nước khác như Mỹ và châu Âu cũng đã đưa ra lộ trình ngưng phát triển và sẽ dừng hoạt động các nhà máy điện than. Cụ thể là vào tháng 10/2017, Carlo Calenda - Bộ trưởng Công nghiệp Ý đã đưa đệ trình ra Quốc hội dự thảo chiến lược quốc gia về năng lượng, trong đó có đề xuất loại bỏ dần nhà máy điện than ở trong nước bắt đầu từ năm 2025. Điều này sẽ đưa Ý gia nhập danh sách đang tăng dần của những nước cam kết sẽ chấm dứt phụ thuộc năng lượng vào nhà máy điện than trong khoảng 10 - 15 năm tới.

Bên cạnh đó, Pháp cũng đưa ra lộ trình bỏ dần nhiệt điện than bắt đầu từ năm 2022. Canada cũng đưa ra cam kết tương tự nhưng với thời điểm thực hiện là năm 2030. Nước Anh cũng tuyên bố nhà máy điện than cuối cùng ở Anh sẽ đóng cửa vào năm 2025. Trong đó, Hà Lan lại thông báo đóng cửa 5 nhà máy điện than còn lại vào năm 2030.

Tại Việt Nam, Quy hoạch điện VII được cho là phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước hiện tại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra quan ngại bởi vì nhiệt điện than có rất nhiều rủi ro, mặc dù chúng được đầu tư với công nghệ hiện đại. Ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường, nhiều ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng thì theo các chuyên gia, những nhà máy điện than sẽ còn tác động xấu đến ngành du lịch, nông nghiệp,...

Nhiều chuyên gia đưa ra nhận định: Quy hoạch điện nói chung và điện than nói riêng có thể điều chỉnh theo xu thế trong tương lai, nhất là trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, phổ biến sử dụng năng lượng sạch, việc sản xuất năng lượng tái tạo ngày một rẻ. Những tổ chức năng lượng độc lập đề nghị cần nên tạm dừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện mới cho đến khi có giải pháp đồng bộ vấn đề kiểm soát ô nhiễm.

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
1900252527